ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn Chuyển đến nội dung chính

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn

Nhí tên thật là Võ Ngọc Ân, em sinh ra vào một ngày đầu tháng 5 năm 2010 tại vùng quê nghèo ở thị trấn Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Nhí không may như các anh chị của mình, em bị dị tật bẩm sinh nên không có tay, bên vai phải của em mọc ra một ngón tay nhỏ xíu, bé tí ti, đó là tất cả những gì em có.

Nhí không được một hình hài lành lặn, số phận trêu đùa lại không cho em huởng trọn tình thương gia đình. Từ lúc mới sinh cho đến nay, ba mẹ của Nhí đã chối bỏ em và gửi gắm hoàn toàn cuộc đời Nhí cho bà nội em là bà Trần Thị Láng (52 tuổi). Bà Láng một tay nuôi nấng Nhí cho đến khi em gần 4 tuổi, bà cùng em bôn ba lên Sài Gòn kiếm sống.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 1.

Nhí và bà nội của mình vào một buổi sáng đi bán vé số cùng nhau.

Một ngày của Nhí - cô bé có nụ cười yêu đời dù hình hài không lành lặn - Clip: Quỳnh Trân.

Lên Sài Gòn, bà Láng thuê một căn trọ nhỏ ở đường Bầu Gốc, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Hàng ngày, từ 4h sáng, bà đi lấy vé số rồi cùng với Nhí bắt chuyến xe buýt số 102 lên chợ Bến Thành, bán cho hết xấp vé số 150 tờ, hai bà cháu lại bắt xe về nhà trọ. Cuộc sống của bà và Nhí cứ thế trôi qua đến nay đã gần 2 năm, cũng trong khoảng thời gian ấy, người dân buôn bán ở khu vực chợ Bến Thành trở thành những người bạn, những cô chú đáng mến của Nhí.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 3.

Cô bé không tay luôn thân thiết, gần gũi với những cô chú bán hàng trước chợ Bến Thành.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 4.

Những nhân viên văn phòng có thói quen cafe sáng trước giờ làm việc cũng là những khách quen của em.

Nhí bán vé số nhưng lúc nào người cũng thơm tho, quần áo sạch sẽ, bà nội Nhí thỉnh thoảng còn mua nước ngọt, bánh kẹo cho Nhí ăn. Còn mấy cô chú thì thương hai bà cháu, nên có buổi sáng người này cho ổ bánh mì, người kia cho phần bún vịt mang về nhà ăn. Bà Láng kể, đi bán vé số với cháu lúc nào bà cũng mang đủ giấy tờ, sổ hộ khẩu để chứng minh Nhí là cháu mình.

"Nhiều khi mấy chú Công an sợ mình chăn dắt trẻ em ăn xin nên cũng hay hỏi, từ đó lúc nào tôi cũng mang giấy tờ bên người để chứng minh mình là bà của Nhí. Tôi cũng có muốn nó phải lang thang, đội nắng dầm mưa đi bán với mình như thế này đâu, nhưng giờ cuộc sống khó khăn thì phải chịu, không cho nó đi theo, để nó ở nhà cũng đâu yên tâm", bà Láng tâm sự.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 5.

Những người dân khu vực này đều quen mặt hai bà cháu.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 6.

Một chủ quán ăn xem Nhí như cháu của mình, mỗi sáng sau khi bán xong, chuẩn bị bắt xe về, Nhí đều sang đây để hôn tạm biệt cô.

Nhí thức dậy từ 4h sáng để rồi ngồi trên chuyến xe buýt cùng bà ra chợ Bến Thành, đi bộ quãng đường cũng gần 3km mỗi ngày nhưng Nhí chưa bao giờ thấy mệt mỏi. Nhí đi bán vé số mà vui như đi hội, lúc nào em cũng nhảy nhót, hát hò, bà nội thì liên tục nhắc em đi chầm chậm chờ bà với.

Thông thuờng Nhí chỉ đi với bà nội, bà là người cầm vé số đi mời, nhưng nhiều lúc Nhí muốn phụ bà, nên bà Láng chia xấp vé số ra một nửa, cứ đến quán cafe vỉa hè là hai bà cháu mỗi người một xấp vé số. Bà Láng cầm trên tay, còn Nhí kẹp ở cổ. Nhí bán lúc nào cũng hết nhanh hơn bà, một phần vì Nhí còn nhỏ đã phải mưu sinh với một hình hài không lành lặn, phần vì Nhí hay cười, hay nói và rất... lanh.

Mời vé số mà người ta không mua là Nhí xụ mặt: "Cô đẹp mà cô mua ủng hộ con đi!", hoặc "Cái chú này sao đẹp trai quá, mua vé số đi chú!". Khen chán, Nhí lại chuyển sang trò chuyện với người ta như thể đã quen lâu lắm rồi, có lúc cao hứng, cô bé còn rủ: "Bữa nào cô chú về nhà con chơi, con mua nước ngọt mời cô chú uống".

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 7.

Đây là Nhí. Nhí đi bán vé số mỗi sáng. Nhí không có tay. Nhưng Nhí không buồn mà vẫn rất yêu đời. Hãy như Nhí!

Bà Láng kể, Nhí cười vậy thôi chứ về nhà đôi lúc cũng tủi thân, nhất là khi thấy mấy đứa trẻ trong xóm nô đùa với nhau mà Nhí không thể nào hòa nhập được. "Nó ra ngoài chơi hay bị người ta ăn hiếp, trêu ghẹo, lại không có tay để chống trả, nên giờ tôi cũng không cho nó chơi với lũ trẻ trong khu trọ nữa", bà Láng nói. 

Bà kể, có lần Nhí buồn bã hỏi bà vì sao Nhí thiệt thòi quá, không có tay như người khác, làm gì cũng khó khăn, ra đường bị chọc ghẹo. Nhưng bà dạy Nhí phải chấp nhận điều đó, bà nói ừ thì, Nhí không có tay thì người ta nói không có tay, Nhí phải chịu. Quan trọng là Nhí vẫn là đứa trẻ ngoan, nghe lời bà, lễ phép với mọi người là được rồi. Thế là Nhí lại hết buồn.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 8.

Bán hết vé số, hai bà cháu đi bộ ra trạm xe buýt để đón xe về lại nhà trọ.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 9.

Nhí vẫn cười tíu tít và chào hỏi mọi người trên chuyến xe buýt trở về nhà.

Căn nhà trọ của hai bà cháu thuê nếu tính cả điện nước thì cũng gần 1 triệu đồng, nhưng chủ nhà thương Nhí và bà, nên bớt cho riêng nhà bà 200 nghìn mỗi tháng. Người chủ nhà, cũng như những người dân lao động chân chất ở chợ Bến Thành, là lý do khiến bà Láng chọn gắn bó ở Sài Gòn để mưu sinh.

Bà cười: "Ở Sài Gòn tuy vất vả nhưng may mắn chúng tôi gặp được nhiều người tốt, ở chợ, hay ở khu nhà trọ này, cứ hỏi nhà con bé không tay là ai cũng biết. Họ thương Nhí nên người này hôm nay cho cái này, người kia cho cái khác, đến cả đi xe buýt thỉnh thoảng anh phụ xe cũng không chịu lấy tiền vé nữa. Bà cháu tôi được người Sài Gòn nâng đỡ rất nhiều, quý lắm!"

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 10.

Ngoài số tiền bán vé số được hơn 150 nghìn/ ngày. Bà Láng còn được nhiều người tốt giúp đỡ quần áo cho Nhí hoặc một bữa ăn...

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 11.

Một cô bé luôn thích cười.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 12.

Về nhà, Nhí lập tức tự rửa chân cho sạch sẽ.

Nhí đã 6 tuổi nhưng vẫn chưa biết mặt con chữ, bà Láng cũng lo lắng cho tương lai đứa cháu gái, nhưng bà không thể làm gì hơn, vì bản thân bà cũng là một người không biết chữ. "Nó không có tay, nên giờ đi học không biết ai nhận. Nhí chưa từng được ai dạy chữ nên nó cũng không biết đi học là ra làm sao. Nó biết đọc số, do đi bán vé số quen nhìn mấy con số nên nó tự học để còn đi mời khách mua", bà Láng thở dài.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 13.

Bánh ống là loại bánh mà Nhí rất thích ăn.

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 14.

Không được bà nội cho ra ngoài chơi vì sợ bị bạn bè trêu ghẹo, ăn hiếp. Nhí vẫn đứng trước nhà chọc cười lũ trẻ ở nhà trọ bên cạnh.

Nhìn Nhí khỏe mạnh, chạy giỡn bao nhiêu con đường vẫn không ngớt nụ cười, ít ai biết rằng em đang bị vẹo xương sống lưng, gây ép tim, nếu không mổ sắp lại xương thì thời gian của Nhí không còn nhiều nữa.

Chia sẻ đến đây, bà Láng nghẹn giọng: "Thật ra bây giờ có mổ thì hy vọng sống cũng chỉ 50/50 nên tôi cũng không dám liều. Vả lại chi phí phẫu thuật nghe nói đắt lắm, cả trăm triệu chứ chẳng chơi. Mà hai bà cháu bán vé số cả đời cũng không xoay được số tiền đó. Nên giờ tôi đành phó thác cho số phận..."

Nụ cười của cô bé không có tay mưu sinh giữa Sài Gòn - Ảnh 15.

Nhí vẫn chưa ý thức được rồi tương lai mình sẽ như thế nào.

Quỳnh Trân

Đây là bài viết do thành viên GUU chia sẻ. Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền và nội dung trong bài viết. Mọi vấn đề xin liên hệ lienhe@guu.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì ta còn trẻ… xách tim lên, và cứ thế, yêu thôi

Tình yêu vốn là chuyện không nên định nghĩa, cũng không nên lấy chuyện của người nọ để “áp” vào người kia. Sẽ có những ngày trái tim bẹp dí và lý trí mệt nhoài. Những ngày chỉ muốn vùi mình trong chăn để chạy trốn những khoảng không ngập ngụa cô đơn. Những ngày không biết mình đang tồn tại hay đang sống. Những ngày bất giác thấy mình như bị cả thế giới bỏ rơi, chẳng ai đoái hoài và chẳng ai nhung nhớ. Những ngày không có vị, thấy mình nhạt nhẽo và buồn thay, đời cũng lãng nhách đi qua! Biết ai cũng có những nỗi buồn phải giấu, can đảm lên, mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi. Thế nên là, xách tim lên và yêu đi thôi! Bởi vì đời ngắn lắm. Buồn tí đã thấy nhiều, vui chẳng biết bao nhiêu cho đủ. Buồn xong rồi, hạnh phúc được chưa? Xách tim lên và yêu đi, để thấy cuộc đời này còn nhiều lắm những điều đáng sống. Đời chỉ thay đổi khi mình thay đổi, tiếc gì mà không sống thật vui! Xách tim lên, và dũng cảm yêu đi! Yêu một người thật dài lâu, thật sâu đậm. Đừng toan tính, đừng bận tâm, đừng vương

Những mốt váy từ 50 năm trước vẫn điệu đà, gợi cảm chẳng kém gì hiện tại

50 năm trước, thời đại bắt đầu đề cao các xu hướng tân thời, đậm nét hiện đại phóng khoáng của phương Tây, phái đẹp thời đấy cũng được coi là sành điệu khi liên tục cập nhật những xu hướng, trào lưu nổi bật của thời trang. Họ không ngại khoe dáng trong những thiết kế ôm sát, cut- out... Các bà các mẹ thời đấy sành điệu, thời thượng chẳng thua kém chúng ta ở hiện tại chút nào. Thậm chí những xu hướng hiện tại còn là sự xoay vòng trở lại với cảm hứng mãnh liệt từ những năm 60, 70 trước đây.  Váy midi Váy midi dáng dài ngang bắp chân đích thị là hiện thân cho phong cách của các quý cô thời 40, 50 năm trước. Sự nhẹ nhàng, và kín đáo của những thiết kế midi giúp các bà các mẹ thời bấy giờ đẹp và duyên dáng hơn bao giờ hết.  Đến với thời điểm hiện tại, váy midi tiếp tục đốn tim phái đẹp nhờ tất cả những ưu điểm mà nó mang lại. Không quá cầu kỳ, nhưng luôn ghi điểm và tạo cho các nàng vẻ ngoài yểu điệu, nhẹ nhàng và vô cùng nữ tính. Đó chính là lý do vì sao, váy midi lại có sức sống mạ

Bạn sẽ sốc khi biết rằng "ngực nhỏ mới sang" chỉ là lời... an ủi

Năm 2015 đánh dấu một sự thay đổi lớn về tiêu chí nhan sắc và vóc dáng của phái đẹp. Thay vì những vóc dáng mảnh mai, nhẹ nhàng như trước kia, thì một thân hình nóng bỏng, săn chắc với vòng hông nở nang, vòng 3 đúng chuẩn quả táo lên ngôi mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chủ đề nóng của các chị em luôn là làm thế nào để có được một vòng 3 nảy nở hay cặp đùi to săn chắc. Những cặp đùi hay vòng hông, vòng 3 to, săn chắc nóng bỏng trở thành tiêu chí mới cho vóc dáng của phái đẹp... ... nhưng trên thực tế, đây có phải là phần được phái đẹp mong muốn tác động dao kéo để cải thiện? Tưởng chừng mọi sự quan tâm tập trung vào vòng 3 thì xu hướng thẩm mỹ cũng xoay quanh việc cải thiện phần này của cơ thể. Tuy nhiên theo như nghiên cứu mới nhất của ASPS - Hiệp hội thẩm mỹ Quốc tế, mặc dù vòng 3 là chủ để nóng nhưng vòng 1 vẫn là phần mà các chị em lựa chọn tác động dao kéo và mong muốn được cải thiện nhiều nhất trong năm 2015 vừa qua. Vòng 3 và vòng 1: đâu là phần mà phái đẹp mong muốn được cải t